Help:Logging in/vi
File:PD-icon.svg | Note: When you edit this page, you agree to release your contribution under the CC0. See Public Domain Help Pages for more info. Some old revisions for this page were imported under CC BY-SA license. Only new contributions are PD. |
File:PD-icon.svg |
Không bắt buộc đăng nhập để xem các trang, thậm chí là chỉnh sửa chúng. Tuy nhiên, việc đăng nhập cung cấp các tính năng tùy chọn, và nói chung các dự án đều khuyến khích đăng nhập
Ngắn gọn
Tạo tài khoản người dùng có nghĩa là bạn cung cấp tên người dùng (tên thật hoặc biệt danh của bạn) và mật khẩu. Hệ thống sẽ từ chối tên người dùng đã được sử dụng. Tài khoản người dùng chỉ được tạo một lần. Sau đó bạn đã được "đăng nhập". Lần sau khi đăng nhập, bạn hãy cung cấp lại tên người dùng của mình và xác minh rằng bạn chính là chủ tài khoản đó.
Mọi sửa đổi bạn thực hiện đều được ghi lại dưới tên người dùng của bạn. Nếu bạn không đăng nhập, mọi sửa đổi của bạn đều được ghi lại dưới một địa chỉ IP.
Tại sao lại đăng nhập
Bạn không cần phải đăng nhập để đọc bất kỳ wiki MediaWiki công cộng nào. Bạn thậm chí không phải đăng nhập để chỉnh sửa, thông thường: bất kỳ ai đều có thể chỉnh sửa trang hầu như bất kỳ, ngay cả khi không đăng nhập.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên đăng nhập, vì một số lý do:
Những người dùng khác sẽ có thể nhận ra bạn bằng tên người dùng của bạn khi bạn thực hiện các thay đổi đối với trang. Là một "tên", một địa chỉ IP hơi vụng về. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng máy tính tại các địa điểm khác nhau (nhà, văn phòng, quán cà phê internet, v.v.), bạn có một địa chỉ IP khác nhau trong mỗi trường hợp; ngay cả ở cùng một vị trí, tùy thuộc vào kết nối Internet, địa chỉ IP có thể khác nhau mỗi lần. Do đó, một tên người dùng tốt hơn để duy trì một danh tính.
- Bạn sẽ có một trang thành viên cho riêng mình, nơi bạn có thể giới thiệu về bản thân, và một trang thảo luận thành viên nơi bạn có thể giao tiếp với các thành viên khác.
- Bạn có thể đánh dấu một sửa đổi là sửa đổi nhỏ để tránh gây bất tiện cho thành viên khác.
- Bạn sẽ có thể theo dõi các thay đổi đối với các mô đun mà bạn quan tâm bằng cách sử dụng danh sách theo dõi
- You will be able to mark an edit as minor, which avoids inconvenience for other users.
- You will be able to keep track of changes to modules you are interested in using a watchlist.
- Bạn không cần phải cung cấp địa chỉ thư điện tử nếu bạn không muốn. Nhưng nếu bạn chọn cung cấp địa chỉ thư điện tử, bạn có thể:
- Đặt lại mật khẩu nếu bạn quên,
- Nhận thông báo tự động về những sự kiện nhất định, nếu bạn chọn nhận chúng trong Tùy chọn cá nhân.
- Nhận thư điện tử từ thành viên khác (người gửi thư điện tử cho bạn sẽ không biết địa chỉ thư điện tử của bạn)
- Gửi thư điện tử cho người dùng khác bảo quản viên như ở trên (địa chỉ thư điện tử sẽ được tiết lộ mỗi khi bạn gửi thư điện tử).
- reset your password if you forget it
- receive automatic notifications of certain events, if set in your preferences
- receive emails from other users if so set in your preferences (the user who emails you will not know your email address)
- email other users and administrators if they want as above (your email address will be disclosed on any email you send)
- Bạn sẽ có thể di chuyển (đổi tên) trang sau khi được thành viên tự xác nhận.
- Bạn có thể thiết lập các tùy chọn cá nhân của bạn để thay đổi một số thứ chẳng hạn như:
- số trang hiển thị trong trang thay đổi gần đây
- phông chữ, màu sắc và bố cục của trang web, bằng cách sử dụng các giao diện khác nhau.
Ghi chú: Vui lòng kiểm tra chính sách riêng tư của trang bạn đang truy cập (Ví dụ: Chính sách riêng tư của Quỹ Wikimedia).
Cách đăng ký
Trước tiên, hãy đảm bảo rằng trình duyệt của bạn chấp nhận cookie. Một số trình duyệt có thể chấp nhận hoặc từ chối tài liệu từ các trang web riêng lẻ; người dùng trong số này phải định cấu hình trình duyệt để chấp nhận cookie từ mỗi wiki mà bạn định chỉnh sửa, chẳng hạn như wikipedia.org.
Nhấp vào liên kết "Log in" ở trên cùng bên phải của trang. Sau đó, bạn sẽ được nhắc nhập tên người dùng và mật khẩu của mình. Nếu bạn chưa đăng nhập trước đó, bạn sẽ cần sử dụng liên kết được cung cấp để mở tài khoản. Bạn có thể cung cấp địa chỉ thư điện tử của bạn nếu bạn muốn.
Nếu bạn chọn "Keep me logged in", bạn sẽ không phải cung cấp lại mật khẩu của mình khi truy cập wiki MediaWiki đó từ cùng một máy tính. Tính năng này sẽ chỉ hoạt động nếu mật khẩu của bạn không được tạo bởi phần mềm MediaWiki.
The returnto
URL parameter specifies the page to redirect back to after logging in.
Vấn đề về đăng nhập
Nếu bạn đang đăng nhập, nhưng khi bạn đang xem một trang mà bạn thấy mình bị đăng xuất, thì rất có thể đó là sự cố với cookie. Nếu bạn chắc chắn rằng cookie đã được bật, hãy đảm bảo rằng bạn đã không vô tình liệt kê miền của wiki vào danh sách các trang web không được phép sử dụng cookie: tính năng này có sẵn trong tất cả các trình duyệt gần đây. Ngoài ra hãy chắc chắn rằng ngày và giờ trên máy tính của bạn được cài đặt đúng; nếu không, coolie có thể bị hết hạn trước khi bạn truy cập. Lưu ý: Một số công cụ tường lửa và phần mềm chặn quảng cáo có thể can thiệp vào cookie mà wiki sử dụng để lưu đăng nhập.
Người dùng đôi khi có thể thấy mình "tự động" đăng xuất giữa lúc bắt đầu chỉnh sửa và lưu nó hoặc khi chuyển đổi giữa nhiều trang đang mở trong nhiều cửa sổ. Đây có thể là kết quả của cookie trình duyệt, bộ nhớ đệm hoặc cài đặt tường lửa. Bất kể lý do đăng xuất là gì, giải pháp tốt nhất là tick vào "$remKeep me logged in". Nếu bạn làm điều này trên một máy tính có thể được truy cập bởi nhiều hơn một người (chẳng hạn như máy tính trường học, cơ quan, thư viện, v.v), hãy tìm và tẩy sạch cookie trước phiên sửa đổi của bạn.
Nên làm gì nếu tôi quên tên người dùng hoặc mật khẩu?
Tên người dùng của bạn có phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường. Nếu bạn nhập địa chỉ thư điện tử khi đăng ký tài khoản hoặc trong Tùy chọn của mình, bạn có thể yêu cầu trên màn hình đăng nhập để gửi mật khẩu tạm thời đến địa chỉ đó, điều này sẽ cho phép bạn truy cập vào tài khoản của mình. Nếu bạn không nhâp địa chỉ thư điện tử hoặc địa chỉ đó đã hết hạn, bạn sẽ phải mở một tài khoản mới dưới tên người dùng khác. Sau khi mở tài khoản, nếu một trang thành viên và trang thảo luận thành viên được tạo cho tài khoản cũ, bạn nên đổi hướng chúng đến các trang tương đương cho tài khoản mới. (Để chuyển nội dung và lịch sử của các trang này sang tên mới, bạn có thể sử dụng tính năng "di chuyển" trang ─ bạn có thể liên hệ một bảo quản viên nếu cần trợ giúp). If your IP address is blocked from editing, you will not be allowed to request a password reset from that address.
Mở tài khoản
Để mở tài khoản, nhấn vào "Log in" (góc trên bên phải trang), sau đó chọn "Create account". Bạn hãy cung cấp một tên người dùng và mật khẩu cho tài khoản của bạn. Một số wiki yêu cầu xác nhận CAPTCHA trực quan (tiếng Việt: Phép thử Turing hoàn toàn tự động để phân biệt Máy tính với Người). Người dùng sử dụng một số trình duyệt cũ nhất định sẽ không thể mở tài khoản nếu họ không thể xem hình ảnh này. Nếu bạn không thể xem CAPTCHA, hãy liên hệ một bảo quản viên hoặc yêu cầu một tài khoản.
Bạn cũng có thể không tạo được tài khoản nếu tài khoản đó chứa một số ký hiệu nhất định (chẳng hạn như ký hiệu '@', cũng như một số ký tự không phải là tiếng Latinh) hoặc các từ hoặc nếu tài khoản đó quá giống với tài khoản của người dùng hiện có. Bạn có thể yêu cầu mở một tài khoản cho bạn bằng cách liên hệ một bảo quản viên, dựa trên quy định của wiki đó và hệ thống. Nếu địa chỉ IP của bạn đã bị cấm mở tài khoản, bạn phải yêu cầu bỏ cấm hoặc yêu cầu mở tài khoản.
Một khả năng khác là bạn đã đến trang này từ một wiki riêng tư, có một số phương pháp khác được sử dụng để quản lý tài khoản. Trong trường hợp đó, hãy liên hệ với người quản trị hệ thống để xem quy trình như thế nào để mở hoặc truy cập vào tài khoản của bạn. Một phương thức khác để thử, nếu bạn cho rằng đây là trường hợp của mình, đó là thông tin đăng nhập miền của tổ chức/công ty của bạn.
Gia đình wiki và tài khoản hợp nhất
Một số dự án sử dụng phần mềm MediaWiki tạo thành một họ theo nghĩa là một người đăng nhập vào toàn bộ họ; hoạt động của các hệ thống của họ có thể thay đổi đáng kể. Nếu bạn có hứng thú với một trong các wiki của Quỹ Wikimedia (chẳng hạn như Wikipedia) bạn có thể đọc: Tài khoản hợp nhất.
Đăng xuất
Bạn có thể đăng xuất tài khoản của bạn bất cứ lúc nào bằng cách nhấn vào liên kết "Log out" ở góc trên bên phải của trang. Để tránh trình duyệt của bạn ghi nhớ tên người dùng của bạn và đề xuất nó cho người dùng khác trên cùng một máy tính, hãy nhớ xóa sạch cookie trên wiki đó trong cài đặt riêng tư của trình duyệt. Đặc biệt nếu bạn đang sử dụng máy tính công cộng, bạn có thể muốn xóa tất cả lịch sử gần đây của trình duyệt (Ctrl+⇧ Shift+Del trong Firefox).
Hầu hết các wiki tự động đăng xuất người dùng sau một thời gian nhất định. Nếu điều đó xảy ra và bạn cố gắng lưu một sửa đổi, bạn sẽ thấy một thông báo cảnh báo rằng bạn đã đăng xuất.